DẦU CÁ DẠNG EHTYL ESTER (EE) VÀ TRIGLYCERIDE (TG), NÊN DÙNG LOẠI DẦU CÁ NÀO?

DẦU CÁ DẠNG EHTYL ESTER (EE) VÀ TRIGLYCERIDE (TG), NÊN DÙNG LOẠI DẦU CÁ NÀO?
Thứ Ba,
12/12/2023
Đăng bởi: Giang

Dầu cá từ lâu đã được biết đến là một nguồn cung cấp quan trọng của axit béo Omega-3, đặc biệt là EPA (axit eicosapentaenoic) và DHA (axit docosahexaenoic), chúng có nhiều lợi ích cho sức khỏe của chúng ta. 

Khi chọn mua các sản phẩm dầu cá, bạn có thể gặp phải hai dạng chính: Ethyl Ester (EE) và Triglyceride (TG). Hãy cùng tìm hiểu sự khác biệt giữa chúng và cân nhắc lựa chọn loại dầu cá phù hợp cho sức khỏe của bạn.

Dầu cá dạng Ethyl Ester (EE)

Dầu cá dạng EE là dạng dùng phổ biến trong các sản phẩm chứa Omega-3. Nó được tạo ra thông qua quá trình ester hóa, trong đó gốc ethanol được gắn vào các axit béo Omega-3. Mặc dù dạng EE có thể cung cấp lượng EPA và DHA cao hơn so với dạng TG, nó cũng có những hạn chế và tác động tiềm năng đến sức khỏe.

Một điểm đáng lưu ý về dầu cá dạng EE là khả năng ăn mòn chất liệu polymer hữu cơ, như xốp nhựa. Gốc ethanol trong EE có khả năng tác động lên polymer và gây ăn mòn. Tuy nhiên, trong cơ thể con người, không có polymer hữu cơ tồn tại để bị ăn mòn. Vì vậy, không có chứng cứ cho thấy dầu cá dạng EE gây ăn mòn cơ thể hoặc ruột như những lời đồn đoán. Tuy nhiên, dầu cá dạng EE có khả năng ôi thiu, oxy hóa và độ ổn định kém.

Khi dầu cá dạng EE được tiêu thụ, nó cần mất thời gian để chuyển đổi trở lại dạng Triglyceride (TG), dạng tự nhiên của axit béo Omega-3. Quá trình chuyển đổi này diễn ra tại gan và mất đi một số lượng EPA và DHA ban đầu. Điều này làm giảm khả năng hấp thụ và sử dụng hiệu quả Omega-3 trong cơ thể. Hơn nữa, quá trình chuyển đổi EE thành TG cũng giải phóng ethanol, một chất gây hại cho cơ thể.

Dầu cá dạng Triglyceride (TG)

Dầu cá dạng TG là dạng tự nhiên của axit béo Omega-3, trong đó các axit béo EPA và DHA được gắn vào gốc Glycerol. Dạng TG có sự ổn định cao hơn, không lưu trữ ethanol, ít bị ôi thiu và oxy hóa so với dạng EE. Khi tiêu thụ dầu cá dạng TG, axit béo Omega-3 được hấp thụ hiệu quả hơn và không có quá trình chuyển đổi phức tạp như dạng EE.

Tuy nhiên dầu cá ở dạng TG có nồng độ EPA và DHA thấp, đó là lý do ra đời của dạng dầu cá EE nhằm tăng nồng độ EPA và DHA của dạng TG lên. Và một số nhà sản xuất đã phát triển quy trình chuyển đổi EE trở lại thành dạng TG, được gọi là dạng rTG, để tăng khả năng hấp thụ, tăng độ ổn định và giảm tác động tiêu cực cho cơ thể. Tuy nhiên, không phải tất cả các nhà máy sản xuất dầu cá đều sử dụng quy trình này vì chi phí có thể cao hơn khoảng 40%.

Nên uống loại dầu cá nào?

Khi quyết định lựa chọn dầu cá để bổ sung Omega-3, nên cân nhắc giữa dạng Ethyl Ester (EE) và Triglyceride (TG). Dầu cá dạng TG, đặc biệt là dạng rTG (chuyển từ EE sang TG), được coi là lựa chọn tốt hơn. Loại dầu cá này có độ ổn định cao, dễ hấp thụ các axit béo Omega-3 một cách hiệu quả hơn và an toàn với cơ thể hơn so với EE

Đối với sản phẩm dầu cá RayOmega3® của nhà NatuComplex® là dạng rTG tinh chế, lấy từ nhà mày GC Rieber tại Na Uy. Sản phẩm có độ ổn định cao, không dễ bị oxy hóa và cung cấp nhiều Omega-3 cho cơ thể. 

Cách nhận biết dầu cá dạng EE hay TG

Trường hợp nếu như nhãn hàng không để nội dung dạng dầu cá lên bào bị thì chúng ta có thể kiểm tra bằng cách nhỏ vài giọt dầu cá lên tấm xốp nhựa, nếu nhựa bị ăn mòn là dạng EE và ngược lại là TG. Hoặc liên hệ trực tiếp đến nhãn hàng thông qua các thông tin liên lạc trên bao bì, website, yêu cầu trình xuất các giấy tờ nguồn gốc xuất xứ. 

Hãy là người tiêu dùng thông minh bằng cách tìm hiểu thật kỹ về chất lượng dầu cá, nguồn nhập nguyên liệu của sản phẩm rồi từ đó mới có thể đánh giá được độ uy tín của nhãn hiệu. 

 

Tài liệu tham khảo 

Lawson LD, Hughes BG. Human absorption of fish oil fatty acids as triacylglycerols, free acids, or ethyl esters. Biochem Biophys Res Commun. 1988;152(1):328-335. doi:10.1016/s0006-291x(88)80718-6

Schuchardt JP, Schneider I, Meyer H, Neubronner J, von Schacky C, Hahn A. Incorporation of EPA and DHA into plasma phospholipids in response to different omega-3 fatty acid formulations–a comparative bioavailability study of fish oil vs. krill oil. Lipids Health Dis. 2011;10:145. Published 2011 Aug 22. doi:10.1186/1476-511X-10-145

Beckermann B, Beneke M, Seitz I. Vergleich der Bioverfügbarkeit von Eicosapentaensäure und Docosahexaensäure aus Triglyceriden, freien Fettsäuren und Ethylestern bei Probanden [Comparative bioavailability of eicosapentaenoic acid and docasahexaenoic acid from triglycerides, free fatty acids and ethyl esters in volunteers]. Arzneimittelforschung. 1990;40(6):700-704.

Schuchardt JP, Hahn A. Bioavailability of long-chain omega-3 fatty acids. Prostaglandins Leukot Essent Fatty Acids. 2013;89(1):1-8. doi:10.1016/j.plefa.2013.03.010

Yang LY, Kuksis A, Myher JJ. Lipolysis of menhaden oil triacylglycerols and the corresponding fatty acid alkyl esters by pancreatic lipase in vitro: a reexamination. J Lipid Res. 1990;31(1):137-147.

Analysis of Headspace Volatile and Oxidized Volatile Compounds in DHA‐enriched Fish Oil on Accelerated Oxidative Storage, H. Lee, S.A. Kizito et al. July 2006, Journal of Food Science 68(7):2169 – 2177 DOI:10.1111/j.1365-2621.2003.tb05742.x

Yoshii H, Furuta T, Siga H, et al. Autoxidation kinetic analysis of docosahexaenoic acid ethyl ester and docosahexaenoic triglyceride with oxygen sensor. Biosci Biotechnol Biochem. 2002;66(4):749-753. doi:10.1271/bbb.66.749

Study on Autoxidation Kinetics of Fats by Differential Scanning Calorimetry. 1. Saturated C12−C18 Fatty Acids and Their Esters, Grzegorz Litwinienko, Andrzej Daniluk, and Teresa Kasprzycka-Guttman, Ind. Eng. Chem. Res. 2000, 39, 1, 7–12 Publication Date:December 4, 1999 https://doi.org/10.1021/ie9905512

Oxidation Rates of Triacylglycerol and Ethyl Ester Fish Oils, Jenna C. Sullivan Ritter, Suzanne M. Budge, Fabiola Jovica, Anna-Jean M. Reid, First published: 14 February 2015

Davidson MH, Johnson J, Rooney MW, Kyle ML, Kling DF. A novel omega-3 free fatty acid formulation has dramatically improved bioavailability during a low-fat diet compared with omega-3-acid ethyl esters: the ECLIPSE (Epanova(®) compared to Lovaza(®) in a pharmacokinetic single-dose evaluation) study. J Clin Lipidol. 2012;6(6):573-584. doi:10.1016/j.jacl.2012.01.002

Neubronner J, Schuchardt JP, Kressel G, Merkel M, von Schacky C, Hahn A. Enhanced increase of omega-3 index in response to long-term n-3 fatty acid supplementation from triacylglycerides versus ethyl esters. Eur J Clin Nutr. 2011;65(2):247-254. doi:10.1038/ejcn.2010.239

Schuchardt JP, Neubronner J, Kressel G, Merkel M, von Schacky C, Hahn A. Moderate doses of EPA and DHA from re-esterified triacylglycerols but not from ethyl-esters lower fasting serum triacylglycerols in statin-treated dyslipidemic subjects: Results from a six month randomized controlled trial. Prostaglandins Leukot Essent Fatty Acids. 2011;85(6):381-386. doi:10.1016/j.plefa.2011.07.006

popup

Số lượng:

Tổng tiền: